Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954

Thứ năm - 17/03/2022 21:42
     Di tích “Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Cây Cốc năm 1954” là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng được ghi vào sử sách về cuộc đấu tranh của đồng bào ta đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ tại Quảng Nam. Như chúng ta đã biết ngày 27/9/1954, lực lượng Quốc dân Đảng đến bắt đồng chí Nguyễn Thông (tức Liêm), cán bộ kháng chiến chống Pháp của xã Tiên Thọ đem về tra hỏi tại nhà tên Ngô Ngọc Hường. Được tin đồng chí Liêm bị bắt, đồng bào trong xóm kéo đến khoảng 30 người đòi địch phải thả anh ra. Trước khí thế đấu tranh của đồng bào, địch phải thả đồng chí Liêm. Nhưng bọn địch không nguôi được nổi hận vì mới ra quân trận đầu đã thất bại nên tối ngày 28/9/1954, chúng bắt lại đồng chí Thông về giam tại nhà Ngô Ngọc Hường lần nữa. Tin tức đồng chí Thông bị bắt đã lan rất nhanh khắp nơi và đông đảo quần chúng đã có mặt, vây quanh nhà tên Ngô Ngọc Hường và đấu tranh đòi địch phải tuân thủ hiệp định Giơnevơ, thực hiện các yêu sách.
     Trước làn sóng căm phẫn của đồng bào, bọn địch buộc phải đứng ra xin lỗi, nhưng đồng bào tấn tới đòi địch phải ký vào biên bản cam kết. Rút kinh nghiệm các vụ đấu tranh ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên), Huyện ủy cử các đồng chí Nguyễn Hào, Hồ Cột đến tận nơi vận động quần chúng giải tán để tránh xảy ra tổn thất. Chủ trương sáng suốt đó được quần chúng đồng tình, đến 4 giờ rưỡi sáng quần chúng mới phân tán ra về.
     Sau khi đồng bào đã ra về hết thì 9 giờ sáng ngày 29/9/1954, một số người dân từ Tam Kỳ lên chợ Cây Cốc lại nổi trống mõ tập họp đồng bào quanh chợ cùng đi đấu tranh. Ở các xã khác như Tiên Phong, Tiên Mỹ, Tiên Kỳ, …. dòng thác người ồ ạt kéo xuống chợ Cây Cốc nên cuộc đấu tranh vẫn nổ ra. Không mấy chốc, đồng bào ở các xã ùn ùn kéo đến, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng hô khẩu hiệu náo động các ngã đường, càng thổi bùng ngọn lửa đấu tranh rực cháy. Đồng bào Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ và Quảng Ngãi đi buôn bán tại Tiên Phước cũng hăng hái nhập cuộc làm cho lực lượng quần chúng biểu tình mỗi lúc một đông, khí thế đấu tranh mỗi lúc một quyết liệt.
     Khoảng 10 giờ trưa, nhận được tin báo, ban chỉ huy quân Pháp đã ra lệnh cho tiểu đoàn 601 nổ súng đàn áp đoàn biểu tình. Máu đã đổ lòng căm thù giặc rực cháy, nhiều người xông vào giựt súng quật vào đầu giặc. Hơn 330 đồng bào bị chết và hy sinh trong những ngày đầu hòa bình vừa lập lại đã phơi bày tội ác dã man của quân đao phủ Mỹ - Diệm, vi phạm nghiêm trọng hiệp định Giơnevơ. Địch muốn cướp xác để phi tang tội ác tày trời của chúng với Ủy ban quốc tế - tổ chức kiểm soát việc các bên hữu quan thực thi hiệp định nhưng đồng bào ta cương quyết bảo vệ số đồng bào bị thương vong để tố cáo tội ác của giặc. Phải 3 ngày sau, khi xác chết đã hôi thối, địch mới cho quân cưỡng bức dân dùng xe bò chở tử thi và cả những người bị thương nặng đổ xuống các hầm trú ẩn và giao thông hào quanh chợ Cây Cốc. Sau đó, chúng bắn và chôn luôn những người bị chúng bắt đi chôn cất tử thi để thủ tiêu nhân chứng. 
     Để tưởng nhớ công lao của nhân dân Cây Cốc đã ngã xuống, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận và trao Bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 9/2019. Từ đây, địa danh Cây Cốc trở thành một địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và là kết nối du lịch, văn hóa lịch sử của tỉnh Quảng Nam.
4b623e4982e3cc452cd76adc5814503b

Tác giả bài viết: Huyện đoàn Tiên Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6baiihoc 310x165
TUỔI TRẺ TIÊN PHƯỚC
hcm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay6,261
  • Tháng hiện tại78,043
  • Tổng lượt truy cập7,066,650
131914992234003357 nong thon 01
CÔNG TRÌNH MĂNG NON
VĂN BẢN MỚI
ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC
vb
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây