Thầm lặng gieo chữ, đi học mỗi đêm ở vùng sâu

Thứ năm - 25/01/2024 14:56

"Lớp hình thành mấy năm nay, các bà, các chị dù đã lớn tuổi, bận việc gia đình nhưng ngày nào đi học cũng rất chăm chỉ, tỉ lệ biết chữ cao, ít ai tái mù".

 

Phần lớn người dân ở xã ngày ngày đều tất bật với ruộng nương để lo cơm áo gạo tiền cho con cái được đến trường.

"Vận động họ đi học là cả một quá trình gian nan. Mình không dám nói mở lớp xóa mù chữ, sợ các anh chị mặc cảm", cô Tuyết kể.
Nói về lớp học đầu tiên với 36 học viên, cô giáo Lê Thị Thúy Vân (giáo viên dạy lớp 1) kể việc dạy chữ, tập đánh vần cho người lớn tuổi là cả quá trình gian nan, cần nhiều nhẫn nại. "Dạy trẻ như tấm giấy trắng, như tre non dễ uốn chứ học viên thì người ít tuổi nhất cũng 40, già thì trên 60, việc tiếp nhận kiến thức rất chậm. Không chỉ vậy, người dạy phải hiểu tâm lý từng người, không để học viên xấu hổ rồi nghỉ học", cô Vân nhớ lại.

Mẹ đưa con đến lớp học xóa mù chữ ở Trường tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Du, xã Quảng Tâm, Tuy Đức, Đắk Nông - Ảnh: TÂM AN

Khi dạy chữ cho người lớn tuổi, giáo viên phải đóng vai trò là người bạn. "Có những hôm lên lớp, giáo viên và học viên chủ yếu tâm sự về chuyện gia đình, rồi tổ chức các trò chơi học đánh vần để làm cho lớp học gần gũi, sôi nổi. Từ đó các bà, các chị hào hứng, ham học hơn" - cô Phạm Thị Hương, giáo viên dạy lớp 4 Trường tiểu học Lê Lợi, chia sẻ.
Cô Hương nói thêm, đàn ông theo học lớp này khá ít và thường nghỉ ngang vì sĩ diện. Phụ nữ đi học khó khăn hơn vì họ phải lo đồng áng ban ngày, tối lại lo cơm nước, dọn dẹp xong mới soi đèn lên lớp. Nhưng vượt qua những khó khăn ban đầu, lớp học của các bà, các mẹ ngày càng đông, luôn sôi nổi.
"Có chị học được mấy tháng, đã biết đọc, biết viết sơ qua thì phải nghỉ ngang vì chồng qua đời. Lo hậu sự cho chồng xong, giáo viên vận động chị đi học lại và hiện đã đọc thông viết thạo. Có chị rất siêng đến lớp vì... ở nhà nhờ con dạy chữ để hát karaoke nhưng không được, phải lên phiền cô giáo. Sau một khóa học, nay đã có thể đọc tất cả các thông báo, hát karaoke rất nhuyễn. Gặp tôi ngoài chợ cứ khoe và tự hào vì mình biết chữ. Đó là niềm vui, hạnh phúc của những giáo viên như chúng tôi, mỗi đêm thầm lặng gieo chữ ở vùng sâu này", cô Vân chia sẻ.

Biết ơn thầy cô
Mỗi tối ở Trường tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Du thuộc xã biên giới Quảng Tâm (Tuy Đức, Đắk Nông) cũng rộn ràng tiếng đánh vần, học chữ của những nông dân lớn tuổi. Lớp có hơn 30 học viên khoảng 40-50 tuổi, người cao tuổi nhất 71 tuổi. Dịp này đang mùa thu hái cà phê bận rộn nhưng mọi người đều nỗ lực đi học đúng giờ, có người đến lớp trong bộ đồ lao động lấm lem.
Anh Đào Văn Giang, thôn 6, xã Quảng Tâm, tâm sự: "Biết được cái chữ mở ra cho mình rất nhiều điều. Mình rất cảm ơn các thầy cô giáo nhiệt tình dạy cho bọn mình".
Thầy giáo Hoàng Văn Trường, Trường tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Du, đến vùng biên giới này hơn 30 năm đã chứng kiến hoàn cảnh gian khó của người dân ở đây. Kinh tế khó khăn, địa hình cách trở, nhiều người ở sâu trong rừng, không được học hành dẫn đến bị mù chữ, thiếu tự tin khi tiếp xúc. "Ngoài nhiệt tình, tâm huyết trong chuyên môn thì giáo viên còn phải gần gũi với họ, chia sẻ thì học viên mới bớt mặc cảm, sôi nổi đến lớp", thầy Trường nói.

 

Tác giả bài viết: Huyện đoàn Tiên Phước

Nguồn tin: Tỉnh đoàn Lai Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6baiihoc 310x165
TUỔI TRẺ TIÊN PHƯỚC
hcm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,713
  • Tháng hiện tại118,579
  • Tổng lượt truy cập7,411,613
131914992234003357 nong thon 01
CÔNG TRÌNH MĂNG NON
VĂN BẢN MỚI
ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC
vb
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây