Giải đáp: Ăn gỏi cá có nguy hiểm không?

Thứ năm - 14/02/2019 08:43
Ăn gỏi cá có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Để biết chính xác câu trả lời về việc ăn gỏi cá, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Gỏi cá sống là một món ăn đang rất thịnh hành ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo như thống kê hàng năm của các bệnh viện, số người mắc bệnh ký sinh trùng do ăn gỏi cá là rất cao. Vậy tại sao lại xảy ra điều này và ăn gỏi cá có thật sự nguy hiểm đến tính mạng không? Bạn hãy theo dõi bài viết về vấn đề ăn gỏi cá có nguy hiểm không dưới đây, để biết câu trả lời.

Giới thiệu chung về gỏi cá

Kế thừa và phát triển đa dạng các món ăn kiểu Nhật, Hàn mà hiện nay gỏi cá đã trở thành một món ăn đặc sản được rất nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Việc ăn gỏi cá tươi sống mang lại cảm giác ngon miệng, mới mẻ, khiến nhiều người thích thú và thường xuyên ăn. 

Tuy nhiên, các thực vật tươi sống như cá là nơi sinh sản và làm tổ của rất nhiều loại ký sinh trùng, vì chúng lây nhiễm từ trong nguồn nước. Việc thường xuyên ăn những thực phẩm tươi sống, sẽ dẫn đến khả năng nhiễm ký sinh trùng, gây ra các bệnh về đường ruột là rất cao.

 Ăn gỏi cá tươi sống mang lại cảm giác ngon miệng, mới mẻ, khiến nhiều người thích thú

Ăn gỏi cá có nguy hiểm không?

Theo như nghiên cứu, thì trên cơ thể hải sản có khoảng 50 loại giun sán kí sinh, và đặc biệt nhiều ở các loại cá nước ngọt. Hiện nay tỷ lệ người nhiễm sán lá gan nhỏ có trong gỏi cá là rất cao. Loại sán này, sống và sinh sản ở trong ruột non, nó hút hết các chất dinh dưỡng có trong cơ thể người.

Người nhiễm bệnh, thông thường sẽ không có những biểu hiện hay các triệu chứng cụ thể nào, đa phần chỉ cảm thấy bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Ở giai đoạn cấp tính có thể gây sốt, ớn lạnh, gan to mềm, đau thượng vị, vàng da nhẹ sau đó dẫn đến tiêu chảy.

Nếu bệnh biến chứng còn có thể bị viêm mủ đường mật, viêm tụy, sỏi mật và nếu muộn hơn sán lá gan nhỏ có thể kết tại tim, não có khả năng ung thư gan và gây tử vong cao ở người bệnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù gỏi cá được chế biến sạch sẽ, ngâm muối, vắt chanh hay trộn dấm, thì khả năng ấu trùng sán còn sống là 95%. Ngoài ra nếu ăn gỏi cá sống còn có thể bị nhiễm sán dây. Loại sán này có thể trưởng thành 15cm chỉ sau vài tuần. 

Việc có thói quen ăn các thực phẩm tươi sống như gỏi cá là điều đáng lo ngại, dù chỉ ăn 1 lần thì khả năng nhiễm giun sán vẫn rất cao. 

Ăn gỏi cá có nguy hiểm không?

Nguy cơ bị ung thư gan

Việc nhiễm các bệnh giun sán từ việc ăn gỏi cá sống có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đối với cơ thể người. Chẳng hạn như khi nhiễm giun đầu gai người bệnh sẽ xuất hiện nhiều khối u trên cơ thể, việc điều trị là rất khó khăn. Sán dây trong cơ thể sẽ hút hết các chất dinh dưỡng còn có thể dẫn đến nhiễm độc thần kinh.

Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn nhiễm bệnh sán lá gan ở trong gỏi cá. Thường sẽ không xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng ở giai đoạn đầu, chỉ có những biểu hiện như đau bụng nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Nếu không phát hiện sớm để điều trị thì lâu ngày nó sẽ làm đường mật dày lên, dẫn tới xơ hóa và xơ gan cổ trước. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến gan to gấp 2 - 3 lần so với bình thường. Nếu chậm phát hiện thì sẽ dẫn tới ung thư gan và ung thư đường mật.

Khả năng tử vong cao

Người bệnh bị nhiễm giun sán do ăn gỏi cá thường sẽ cảm thấy bụng rất khó chịu, táo bón, mệt mỏi. Những triệu chứng này thông thường vẫn có thể mắc phải nên mọi người thường không quá chú ý.

Tuy nhiên, khi ấu trùng sán đã đi sâu vào các bộ phận như tim, não, mắt, gan thì có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Người bệnh bị nhiễm giun sán do ăn gỏi cá thường sẽ cảm thấy bụng rất khó chịu, táo bón, mệt mỏi

Lời kết

Khi tìm đáp án cho việc ăn gỏi cá có nguy hiểm không chúng ta đã có thể thấy được rõ ràng về mối nguy hại do việc ăn gói cá sống gây ra. Để không mắc phải các bệnh nguy hiểm do nhiễm ấu trùng gây ra bạn nên bỏ thói quen ăn gỏi cá hay những món ăn chế biến sống. 

Sử dụng thuốc tẩy giun thông thường chưa đủ để làm sạch các loại giun khác ngoài giun đường ruột. Phối hợp Albendazole 400mg và Ivermectin 0,2 mg/kg liều duy nhất sẽ có hiệu quả loại trừ giun đường ruột thông thường (giun đũa, giun móc, giun tóc) và các loại giun khác: giun lươn, giun đầu gai, giun móc từ chó mèo.

Giờ đây, việc tẩy giun định kỳ đã đơn giản hơn bao giờ hết. Có thể tìm hiểu thêm tại: https://davipharm.info/vi/product/pizar-3

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

VĂN BẢN MỚI
ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC
vb
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây