Sinh năm 1945, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông Trần Ngọc Tuấn tình nguyện tham gia nhập ngũ bộ đội. Ông tham gia chiến đấu tại chiến trường bị thương trong lúc đang chiến đấu ông đã bị địch bắn và bị thương tại chân hiện giờ ông đã cụt một cái chân và hiện là thương binh loại 1 chiếm (81%)
Vốn là một người mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, với những trăn trở quyết tâm vươn lên thoát cảnh đói nghèo, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông quyết định phải thay đổi hướng làm ăn sao cho thật hiệu quả và bền vững. Là một người gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp ông hiểu những giá trị tiềm năng từ đồng đất, đồi núi mang lại. Thực hiện chủ trương của Đảng về phủ xanh đất trống đồi núi trọc và biết tận dụng những giá trị tiềm năng từ nguồn nước, đồng đất, đồi núi, ông Tuấn đã mạnh dạn khai phá đất rừng trồng cây... Những năm đầu, ông đã quyết định trồng cây gió. Lúc ban đầu, do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên cuộc sống gia đình ông còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi và bằng sự kiên trì, nỗ lực, gia đình ông đã xây dựng một mô hình kết hợp trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Trên diện tích 4ha, ngoài nuôi bò ông còn trồng nhiều loại cây quý cho thu nhập cao...
Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, thương binh Trần Ngọc Tuấn đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn nhưng không phế”, được mọi người tin yêu, mến phục. Ghi nhận những nỗ lực cố gắng của ông, ông đã nhận được nhiều bằng khen vì đã có thành tích tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong phát triển mô hình kinh tế hiệu quả cao ...
Kết quả đạt được từ mô hình phát triển kinh tế là nguồn động viên lớn giúp ông nỗ lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn. Ngoài ra, ông còn gương mẫu, nhiệt huyết trong các hoạt động xã hội. Hiên nay ông còn đảm nhiệm chức vụ hội người cao tuổi tại thôn 1. Cựu chiến binh Trần Ngọc Tuấn xứng đáng là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo./.