Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức mạng xã hội

Thứ năm - 06/07/2023 16:32
Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức mạng xã hội
         Ngày nay, công nghệ thông tin, Internet và các dịch vụ trực tuyến đang thay đổi cuộc sống của con người và đóng góp một phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, mạng xã hội là nơi có số lượng người tham gia ngày càng đông do tính đơn giản, tiện ích, tương tác cao, kết nối rộng rãi với cộng đồng, không phân biệt không gian và thời gian, thông tin nhanh chóng và rộng khắp trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo thống kê hiện nay có hơn 68,17 triệu người đang sử dụng dịch vụ Internet, phổ biến là các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Youtube, Instagram,…
       Có thể thấy, hầu hết người dân đặc biệt là thanh thiếu niên đều có một tài khoản mạng xã hội của riêng mình. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên mạng xã hội là một hình thức phù hợp với thực tiễn và xu hướng tiếp cận thông tin trong điều kiện hiện nay; là một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thông qua mạng xã hội, người dân có thể dễ dàng tra cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật, bên cạnh đó người làm công tác tuyên truyền dễ dàng tiếp nhận những ý kiến phản biện, kiến nghị,.. từ đó tiếp thu, nghiên cứu và phản hồi cho người dân hiểu đúng, chính xác, góp phần định hướng dư luận xã hội đối với các thống tin pháp luật không chính xác, không chính thống, xuyên tạc quy định pháp luật Việt Nam.
          Trong thời gian đến, để phát huy những ưu điểm, mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 26/4/2019, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề sau:
          Một là, sử dụng mạng xã hội làm công cụ để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo đúng định hướng, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có trọng tâm, trọng điểm, sát thực, kịp thời, bám sát những nội dung có tính thời sự của địa phương, đất nước. Nội dung thông tin đăng tải phải được chọn lọc chính xác, ngắn gọn, phù hợp nhằm tạo môi trường thông tin lành mạnh, định hướng dư luận, loại bỏ các thông tin xấu, gây hoang mang, tác động tiêu cực đến tư tưởng người dân.
          Hai là, tăng cường tính bảo mật khi xây dựng, vận hành các trang mạng xã hội, vì thông tin đăng tải trên các trang mạng xã hội này là thông tin chính thống, nếu không được bảo mật cao, dễ dàng bị xâm nhập, chỉnh sửa nội dung thông tin tuyên truyền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận, nhận biết thông tin thật – giả, mục đích tuyên truyền từ đó không đạt được.
         Ba là, hình thức thể hiện của trang mạng xã hội và nội dung thông tin tuyên truyền phải đảm bảo tính sinh động, thu hút, dễ hiểu, gần gũi với mọi đối tượng, tránh đăng tải các tin, nội dung mang tính lý luận khô khan, không dẫn chứng thực tiễn mà phải lồng ghép nội dung tuyên truyền thông qua hình ảnh, video, tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật,… để tạo sự thu hút cao.
       Bốn là, đội ngũ Ban biên tập, cộng tác viên cần nắm rõ các quy định của pháp luật, trong đó có quy định về Luật An ninh mạng; nghiên cứu, thẩm định kỹ bài viết, thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ trên trang mạng xã hội; nâng cao kỹ năng phân tích, diễn giải, giải đáp vấn đề một cách chính xác, ngắn gọn nhưng dễ hiểu, truyền đạt được những nội dung trọng tâm cần tuyên truyền; cập nhật tình hình thông tin thời sự để có những thông tin định hướng dư luận kịp thời.
        Có thể thấy, cùng với các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác thì hình thức mạng xã hội là công cụ hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do đó, để tận dụng những mặt ưu điểm, tích cực của mạng xã hội cần có sự quan tâm, đầu tư về nhân lực, kinh phí của các cơ quan, tổ chức và nhất là sự nỗ lực, sáng tạo của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để phát huy tiềm năng của mạng xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến rộng rãi người dân./.

Nguồn tin: Sở Tư pháp Bình Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

6baiihoc 310x165
TUỔI TRẺ TIÊN PHƯỚC
hcm
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,055
  • Tháng hiện tại63,342
  • Tổng lượt truy cập7,356,376
131914992234003357 nong thon 01
CÔNG TRÌNH MĂNG NON
VĂN BẢN MỚI
ĐIỀU HÀNH CÔNG VIỆC
vb
logokn
spkn
undefined
bnvieclam
logobantin copy
ytuong
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây